Bất ngờ với tác dụng của Mã đề

Về mặt ngữ nghĩa, cái tên Mã đề có nghĩa là “hình dạng bàn chân” bởi lá cây dài và có hình dạng giống như bàn chân. Đây là loại thảo dược được sử dụng rộng rãi và lâu đời trong nền y học cổ truyền bởi những tác dụng hỗ trợ điều trị rất hiệu quả đối với một số bệnh lý. Thông thường, mã đề được dùng để sắc uống như thuốc, tuy nhiên người ta cũng có thể ăn trực tiếp bằng chế biến mã đề trong một số món ăn. Ở Bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những tác dụng của mã đề là gì nhé.

I. Các thành phần tạo nên tác dụng của Mã đề

Trong đông y, mã đề có tính lạnh, vị ngọt, quy vào kinh can, thận và tiểu trường, có tác dụng khử nhiệt, mát máu, ngưng cháy máu cam, thông mồ hôi, làm sáng mắt, tiểu tắc nghẽn, làm sạch phong nhiệt tại phổi, gan, hỗ trợ trị chứng thấp nhiệt ở bàng quang.


Tác dụng của mã đề trong hỗ trợ điều trị bệnh

Các bộ phận của cây mã đề được sử dụng làm thuốc:

  • Hạt Mã đề sấy hoặc phơi khô gọi là Xa tiền tử.
  • Toàn cây Mã đề bỏ rễ sấy hoặc phơi khô gọi là Xa tiền thảo.
  • Lá Mã đề để tươi sấy hoặc phơi khô.

Các nghiên cứu y học hiện đại về thành phần cây mã đề cho thấy những đặc tính điều trị của mã đề được quyết định do hàm lượng polysaccharide (chất nhầy), chất xơ, Flavonoid, các chất chống dị ứng, iridoide chống viêm và cả kháng sinh nữa.

Chất nhầy chứa trong cây mã đề có tác dụng làm liền sẹo và chống viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm trào ngược acid dạ dày.

Flavonoid là chất chống ô xy hóa. Trong số những axit có trong cây mã đề, có thể kể đến acid oleanolic, salicylic, acid caffeic, acid citric. Ngoài ra, trong cây mã đề còn chứa một lượng không nhỏ nước và đường như đường saccharose và đường fructose.

Các protein chủ yếu tập trung trong hạt mã đề. Mã đề còn cung cấp nhiều loại Vitamin như Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin K… Ngoải ra, mã đề còn chứa một lượng lớn Beta carotene và khoáng chất như canxi, silic, kẽm, mage và mangan.

II. Các tác dụng của Mã đề

Nhờ những đặc tính hỗ trợ điều trị đã đề cập trên đây mà mã đề được sử dụng như hoạt chất có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như long đờm, kháng sinh, chống viêm, khử độc, chất làm se vết thương, chất làm khô, chất làm mềm, chất khử trùng… Thật khó tưởng tượng đúng không khi mà có rất nhiều những tác dụng dược lý tập trung ở một loài cây mọc hoang dại và rất dễ trồng.

Có thể bạn quan tâm:


Mã đề là cây mọc hoang nhưng dược tính có trong loại cây này lại rất tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh

1. Tác dụng của Mã đề đối với các bệnh về thận và đường tiết niệu

  • Giảm các triệu chứng viêm bàng quang và viêm đường tiế niệu cấp tính.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến thận như viêm cầu thận cấp và mãn tính, viêm bể thận.
  • Hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu.
  • Hỗ trợ điều trị chứng bí tiểu tiện, đi tiểu ra máu.
  • Có tác dụng lợi tiểu, thải độc, thanh lọc cơ thể

2. Tác dụng của Mã đề đối với các bệnh về tiêu hóa

  • Mã đề có tác dụng rất tốt đối với những bệnh nhân có vấn đề về tiêu hóa và dị ứng thức ăn như viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng, tiêu chảy mạn tính, kiết lỵ bởi lá mã đề có tác dụng giảm triệu chứng viêm dạ dày và góp phần cải thiện hệ vi sinh đường ruột.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh Trĩ: Nhờ tác dụng làm se vết thương mà lá Mã đề có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh trĩ. Bạn có thể nghiền lá mã đề và bôi trực tiếp lên búi trĩ để làm giảm đau và cầm máu.

3. Tác dụng của Mã đề đối với các bệnh về gan, mật và phổi


Mã đề chữa các bệnh về gan, mật

  • Chứa các chất chống viêm đặc biệt nhạy cảm với các bệnh lý viêm nhiễm đường tiêu hóa, Mã đề được dùng để hỗ trợ trị ho, tiêu đờm, chống co thắt, viêm phế quản.
  • Tác dụng kháng histamine và chống viêm đường tiêu hóa cũng khiến Mã đề là một thành phần chống hen rất hiệu quả.
  • Hỗ trợ trị chứng nóng gan mật và người nổi mụn, viêm gan siêu vi trùng.

4. Tác dụng dùng ngoài của mã đề

Đối với những sản phẩm dùng ngoài da, mã đề được dùng để giảm triệu chứng trên da đối với những vết thương do côn trùng đốt, cắn, giảm sưng và chống nhiễm trùng đối với những vùng da tiêm.

Chất nhầy trong lá mã đề có tác dụng giảm kích thích niêm mạc. Có thể dùng lá mã đề nghiền để chườm trong các trường hợp viêm mí mắt.

Tác dụng cầm máu cũng khiến mã đề được sử dụng để cầm một số vết thương không quá nghiêm trọng.

5. Các công dụng khác của cây mã đề


Mã đề - vị thuốc tốt trong Đông y

  • Nhờ khả năng kháng histamine mà cây mã đề có tác dụng chống dị ứng

Cây mã đề hỗ trợ điều trị:

  • Chảy máu cam.
  • Chốc lở ở trẻ nhỏ.
  • Chứng sốt xuất huyết.
  • Trẻ bị sởi dẫn đến tiêu chảy.
  • Cao huyết áp.
  • Rụng tóc.
  • Đau mắt đỏ…

Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn trong việc sử dụng Mã đề trong việc làm chậm quá trình bạc tóc. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 1900 7036


 


Chia sẻ với bạn bè

270,000₫
320,000₫
-16%
595,000₫
1,200,000₫
-51%

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Ý KIẾN CỦA BẠN

Back top