Cỏ mực quà tặng từ thiên nhiên

Mọc hoang dại ở khắp nơi, cỏ mực rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Cỏ mực là quà tặng từ thiên nhiên ban tặng cho con người với những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của cây cỏ mực cũng như công dụng của cây hãy dành thời gian tham khảo những bài viết dưới đây.

Khái quát về cỏ mực

Cỏ mực còn có tên gọi khác là Nhọ nồi, hạn liên thảo được mọc hoang nhiều tại bờ ruộng, ao,.. những nơi đất ẩm ướt thì cây phát triển khá tốt. Sở dĩ, có tên cỏ mực bởi khi vò nát thấy có nước chảy ra màu đen như mực.

Cây thuộc loại thân thảo hàng niên, cao trung bình từ 60-80cm, mọc bò có khi là thẳng đứng. Thân màu lục hoặc đỏ tía, có lông cứng, lá mọc đối, phiến lá dài và hẹp. Hoa màu trăng hợp thành đầu, thường mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Quả thuộc loại bế quả cụt đầu, có ba cạnh màu đen dài.

Thành phần hóa học trong cỏ mực gồm chút tinh dầu, tannin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin, vitamin K. Theo Đông y, cỏ mực lành tính, không có độc, vị chua, ngọt, tính hàn có tác dụng trong việc ương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm thường dùng để chữa can thận âm hư, các chứng huyết nóng, sốt cao, chảy máu cam,...

Tuy cỏ mực là cây mọc hoang ở bờ bụi nhưng giá trị dược liệu của nó rất cao, đem lại nhiều giá trị cao cho nền y học cổ truyền và với sức khỏe con người.

Công dụng của cỏ mực

Bảo vệ gan

Theo những nghiên cứu trong những thí nghiệm, tác hại từ gan gây ra bởi tetrachloride Carbon ( thí nghiệm chuột) ghi nhận cỏ mực bảo vệ gan bằng các điều hòa nồng độ của các men có liên quan đến việc biến dưỡng thuốc nơi ty thể gan; khi kết hợp cùng với cây chó đẻ thì hoạt tính của cỏ mực tác dụng mạnh hơn nhiều. Nồng độ lipid cao trong gan là bilirubin trong huyết thanh sụt giảm và trở về mức bình thường.

Chống sưng viêm

Khả năng ức chế sự sưng viêm lên tới sấp xỉ 60%, đã được thử nghiệm trên thú vậy bị sưng vù cấp tính và kinh niên. Ở chuột, dung dịch trích bằng nước alcohol ức chế làm giảm được những phản ứng gây ra bởi axit acetic đến 35% khi dùng liều lượng uống 200mg/kg. Bột của lá cỏ mực có tác dụng chống sưng hữu hiệu, dược thảo có hiệu năng mạnh hơn vào giai đoạn thứ hai của quá trình sưng viêm.

Cỏ mực có chất tannin và wedelolacton tác dụng kháng khuẩn sát trùng, diệt một số tụ cầu khuẩn, trực khuẩn bạch cầu và có tác dụng nhất đối với trùng amip. Mọi người hường dùng cỏ mực để chữa trị một số bệnh nhiễm khuẩn và bệnh ngoài da.

Cỏ mực hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác

Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu của cỏ mực và nhận thấy khả năng chống lại tác dụng của thuốc chống đông, cầm được máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung hỗ trợ cho nữ.

Dân gian thường dùng cỏ mực để hỗ trợ điều trị bệnh vàng da do chức năng gan, thận bị suy giảm; những trường hợp bị chảy máu dạ dày, chảy máu cam, cầm máu rất tốt. Những người bị sỏi thận, tiểu ra máu, hỗ trợ điều trị chứng giảm tiểu cầm máu, bị trĩ.

Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu. Cỏ mực chủ trị xuất huyết nội tạng, kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa,... Đặc biệt, cỏ này còn  được sử dụng trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.

Công dụng tuyệt vời cho râu tóc bạc sớm

Cỏ mực cải thiện tối đa quá trình tuần hoàn máu giúp da đẹp và tóc chắc khỏe, đen mượt hơn. Sử dụng cỏ mực để nhuộm tóc và chữa bệnh râu tóc bạc sớm là giải pháp tuyệt vời cho những người có mái tóc muối tiêu.

 Hi vọng với một vài thông tin chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn trong việc tìm hiểu tác dụng của Cỏ Mực. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 1900 7036 để được tư vấn và giải đáp.






Chia sẻ với bạn bè

270,000₫
320,000₫
-16%
595,000₫
1,200,000₫
-51%

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Ý KIẾN CỦA BẠN

Back top