Hà thủ ô đen tóc thực hiện theo cơ chế nào?

Nền y học cổ truyền Trung Hoa đã sử dụng Hà thủ ô đỏ từ nhiều thế kỷ. Dân gian hay nói Hà thủ ô đen tóc, ý nói loại dược liệu này có tác dụng giúp duy trì hắc tố cho tóc, ngăn ngừa tóc bạc sớm. Vậy hà thủ ô đen tóc được thực hiện theo cơ chế nào và chúng ta có những bài thuốc hay nào từ dược liệu này. Để rõ hơn, bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tại sao lại gọi là Hà thu ô đen tóc?

Hà thủ ô, tên của một trong những loại dược liệu quý của nền Y học cổ truyền Trung Quốc. Cái tên Hà thủ ô xuất phát từ truyền thuyết kể về một vị tướng họ Hồ bị kết án tù vĩnh viễn trong một nhà lao, không có nước uống cũng không có thức ăn. Hàng ngày vị tướng chỉ ăn lá hoặc rễ một loại cây mọc dại trong nhà ngục. Khi bị kết án tù, tướng Hồ không còn trẻ và tóc đã hoa râm. Sau khoảng 1 năm, khi tướng Hồ mất trong nhà lao, những người cai ngục vô cùng ngạc nhiên khi thấy tướng mạo của vị tướng không những trẻ ra so với trước khi vào ngục mà tóc của ngài còn dày và đen bóng chứ không còn bạc nữa. Từ đó, loài thảo dược này được người Trung Hoa biết tới là Hà thủ ô đen tóc.

Hà thủ ô đen tóc theo cơ chế nào?

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, chất lượng tóc có liên quan đến khí huyết trong cơ thể. Nếu khí huyết lưu thông sẽ giúp quá trình vận chuyển các chất đi nuôi cơ thể và thải lọc độc tố ra ngoài. Hai bộ phận được coi là cơ quan thanh lọc cơ thể làm lưu thông khí huyết chính là thận và gan. Đối với người Trung quốc, mái tóc đen, dày và óng mượt là yếu tố phản ánh trình trạng sức khỏe của 2 cơ quan quan trọng đó: một khi thận và gan bị tổn thương, tóc sẽ bạc sớm hoặc rụng hoặc xơ.


Hà thủ ô đen tóc

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, vẻ đẹp của mái tóc phụ thuộc chủ yếu vào chức năng hoạt động của thận. Thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, đưa vào nuôi cơ thể lượng máu chất lượng và thải các chất độc qua niệu quản, đến bàng quang ra ngoài. Gan cũng giữ vai trò quan trọng đối với chất lượng tóc. Một trong những chức năng quan trọng nhất của gan là chức năng thải độc. Gan thải loại độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã do quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể tạo nên.

Hà thủ ô đỏ, tên khoa học là Falopia multiflora, có vị đắng, ngọt chát, tính hơi ấm, chứa các thành phần tự nhiên mà người Trung Hoa đã chứng minh rằng có tác dụng hỗ trợ điều trị “Can Thận âm suy”. Một khi thận và gan khỏe, gân cơ cũng sẽ chắc khỏe, da và tóc cũng sẽ được cải thiện. Chính vì lẽ đó đó, từ xa xưa, người Trung quốc đã tin rằng có thể ngăn tóc bạc sớm hoặc ngăn rụng tóc bằng thảo dược này.

Nhờ chức năng đào thải độc tố của gan và thận mà khí huyết đi nuôi toàn bộ cơ thể luôn được thanh lọc, đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Chính vì thế, Y học cổ truyền Trung Quốc không những tin rằng Hà thủ ô đen tóc mà còn có nhiều tác dụng khác nữa: dùng để chữa đau đầu do huyết hư, lưng gối yếu mỏi, gân cốt tê đau, nam giới di tinh, phụ nữ băng huyết, nhiều khí hư, sốt rét, kiết lỵ…

Các bài thuốc cổ truyền về Hà thủ ô đen tóc

Có nhiều cách chế biến hà thủ ô đỏ để hỗ trợ điều trị tóc bạc sớm. Đa phần việc chế biến hà thủ ô đỏ để thành thuốc đều rất công phu, tỷ mỉ và thường phải kết hợp với đậu đen xanh lòng mới có tác dụng đen tóc.


Hà thủ ô đỏ và đỗ đen xanh lòng - bài thuốc hiệu nghiệm trong hỗ trợ điều trị tóc bạc sớm

Nguyên liệu: Hà thủ ô đỏ: 1Kg loại tươi hoặc khô. Đậu đen: 2 kg

Ngăn chặn tóc bạc sớm bằng hà thủ ô đỏ và đỗ đen xanh lòngĐậu đen ninh lấy khoảng 1,5 lít nước. Củ hà thủ ô đỏ rửa sạch, cho vào ninh với nước đậu đen, cứ cạn nước lại chế thêm nước đậu đen vào. Ninh nhỏ lửa khoảng 1 ngày thì bỏ hà thủ ô ra phơi khô rồi nghiền nhỏ cất hộp đậy kín để dùng dần.

Cách dùng: Mỗi ngày ăn khoảng 2,3 thìa cà phê bột hà thủ ô. Hà thủ ô có vị chát vì vậy ta nên cho thêm đường vào quấy với bột hà thủ ô để uống cho ngon.

Tác dụng: Bài thuốc trên hỗ trợ điều trị tóc bạc sớm và cả rụng tóc. Nhưng phải kiên trì vì phải sử dụng hà thủ ô trong 1 thời gian dài khoảng 5-6 tháng tóc mới thấy được tác dụng.

Ngoài ra, có một số cách chế Hà thủ ô đơn giản hơn, nhưng thời gian sử dụng phải lâu hơn, thuốc mới có tác dụng.

Bài thuốc số 1: Có thể dùng hà thủ ô nấu uống hằng ngày hoặc có thể tán hà thủ ô thành bột và mỗi ngày dùng 10-20gr. Hoặc kết hợp hà thủ ô với một số vị thuốc như: thục địa, kỷ tử, ngưu tất.

Bài thuốc số 2: Hà thủ ô sấy khô, vừng đen rang chín, mỗi thứ 300 gr. Tán nhỏ, trộn đều để dùng dần. Khi dùng có thể trộn vừa đủ với mật ong, đường nhai và nuốt. Có thể pha với nước sôi để uống. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê.


Hà thủ ô đỏ kết hợp cùng với mè đen và mật ong

Bài thuốc số 3: Hà thủ ô 30g ngâm nước 2 giờ rồi sắc trong 1 giờ, bỏ bã lấy nước đem nấu với 100g gạo và 3 quả đại táo thành cháo, chế thêm đường ăn trong ngày. Hoặc hà thủ ô 15-20 g cho vào nồi đất hầm nhừ, cho thêm 50-100 g gạo nấu tiếp thành cháo, nêm thêm mật ong ăn khi đói.

Bài thuốc số 4: Hà thủ ô 20 g, sơn trà 20 g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút là dùng được, uống thay trà hằng ngày.

Bài thuốc số 5: Hà thủ ô 120 g, đương quy 60 g, sinh địa 80 g, rượu trắng 2.500 ml. Các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi cho vào vò ngâm với rượu, nút kín để nơi thoáng mát khô ráo, sau 1 tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 15 ml vào buổi sáng.


Hà thủ ô đen tóc kết hợp với một số thảo dược trong Đông y trị bạc tóc

Bài thuốc số 6: Hà thủ ô 200 g, kỷ tử 50 g, long nhãn 200 g, đinh hương 15 g, mật ong 50 g, rượu trắng 2 lít. Các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu trong 36 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20 ml.





Chia sẻ với bạn bè

270,000₫
320,000₫
-16%
595,000₫
1,200,000₫
-51%

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Ý KIẾN CỦA BẠN

Back top