Hà thủ ô và những bài thuốc bổ khí huyết

Hà thủ ô đỏ là một loại dược liệu quý được dùng để điều trị nhiều bệnh trong cơ thể.Hà thủ ô có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thumb (họ rau răm – Polygonaceae). Ở một số vùng khác còn gọi với tên là giao đằng, dạ hợp hay thủ ô.

Hà thủ ô đỏ - vị thuốc quý trong Đông y

Bộ phận dùng làm thuốc của hà thủ ô là rễ củ. Rễ củ to có đường kính khoảng trên 4cm, cứng đỏ và chắc. Củ có màu nâu dỏ xậm, nhiều bột, ít xơ, không mốc mọt, cầm nặng tay là củ tốt.


Tác dụng bổ khí huyết của hà thủ ô đỏ

Theo Y học cổ truyền, hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ Can (bên trong), ích thận, dưỡng huyết (bổ máu), trừ phong, chống cảm. Hà thủ ô chủ trị các bệnh liên quan đến huyết hư như: chóng mặt, đau đầu, đau lưng gối mỏi, tê buồn chân tay, gân xương mỏi, đau nhức. Hà thủ ô làm đen tóc, râu, tăng cường chức năng tuần hoàn, mạnh gân cốt, bồi bổ, chống suy nhược thần kinh,...

Hà thủ ô đỏ với tác dụng bồi bổ khí huyết

Y học hiện đại chỉ ra rằng: Hà Thủ ô với các thành phần hóa học chính là: tanin, anthranoid, lecithin có công dụng thải độc, tiêu diệt các gốc tự do… từ đó tăng cường sức khỏe cho người sử dụng:

  • Tamin tạo kết tủa với các alcaloid và các muối kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, kẽm… nên làm giảm sự hấp thu của những chất này trong ruột.
  • Dẫn chất anthranoid có tác dụng kích thích miễn dịch chống ung thư. Anthranoid cũng có tác dụng nhuận tẩy, làm hạ/giảm đường huyết và cholesterol, kháng khuẩn.
  • Lecithin: tăng cường chức năng gan, chức năng thải độc ở gan. Nó cũng hỗ trợ đào thải độc tố ở thận một cách mạnh mẽ.

Có khá nhiền nghiên cứu dược lý hiện đại về Hà thủ ô đỏ. Phần lớn các tài liệu và công trình nghiên cứu này xuất phát từ Trung Hoa. Họ chỉ ra nhiều tác dụng lợi ích tích cực của Hà thủ ô với các loại bệnh lý liên quan đến khí huyết. Ví dụ như làm hạ cholesterol trong máu, giảm hấp thu cholesterol trong ruột, phòng ngừa xơ vữa/ xơ cứng động mạch. bên cạnh đó, Hà thủ ô còn làm chậm nhịp tim, phòng chống các bệnh lý về huyết áp, Tăng miễn dịch tổng quát và chống lão hoá,...

Những thông tin liên quan:


Cách chế biến hà thủ ô đỏ thành thuốc bổ khí huyết

Hà thủ ô đỏ là dược liệu quý đặc biệt dùng trong những bài thuốc bổ khí huyết và có nhiều tác dụng trong y học, sử dụng nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, chữa bệnh cho con người.

Tuy nhiên, không phải cứ dùng là được, vì hà thủ ô cũng có lượng độc tố nhất định. Do đó trước khi dùng Hà thủ ô cần phải điều chế/chế biến đúng phương pháp, đúng cách để loại bỏ độc tính, tăng cường tác dụng bổ khí huyết của nó. Các cách chế biến hà thủ ô đỏ thành thuốc bổ khí huyết dễ thực hiện như sau:


1. Bổ khí huyết bằng hà thủ ô đỏ ngâm rượu

Hà thủ ô đỏ và rượu trắng

Theo bài thuốc trong sách Lôi công bào chế (Trung Hoa): Hà Thủ ô sau khi đào lên thì rửa sạch đất, cắt lát mỏng cho chum/thố đổ rượu trắng vào ngâm 1 đêm theo tỷ lệ 10 – 2,5 (nghĩa là cứ 10kg hà thủ ô là 2,5kg rượu trắng). Qua 1 đêm, sáng hôm sau vớt ra cho vào chõ để đồ trong 4 giờ, tốt nhất là đồ bằng gỗ củi. Sau đó đem phơi ở chỗ râm mát cho khô se mặt. Sau đó lại tẩm rượu, đồ và phơi tẩm lại như trên, tổng cộng làm 3 lần là dùng được. Lúc đó, hà thủ ô sẽ có màu sắc đen nâu, cho vào hũ đậy kín dùng dần. Có thể sắc lấy nước uống hàng ngày, có thể kết hợp với các vị khác làm thuốc.


2. Bổ khí huyết với hà thủ ô đỏ kết hợp với đậu đen

Hà thủ ô đỏ kết hợp với đậu đen

  • Cách 1: Rửa sạch 1 kg Hà thủ ô, ngậm nước vo gạo một ngày một đêm (24 giờ). Sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đậu đen ninh nhừ lấy nước sau đó đổ nước đậu đen vào hà thủ ô sao cho ngập mặt. Sau đó đun to lửa đến khi sôi bồng lên, tiếp tục hạ nhỏ lửa ninh cho đến khi cạn. Lúc này nước đậu đen đã thấm vào Hà thủ ô và củ Hà thủ ô trở nên mềm hơn. Lúc này lấy ra để nguội và cắt lát (bỏ lõi nếu có) rồi phơi cho khô trong bóng râm. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho đến hết.
  • Cách 2: Nếu muốn cẩn thận và làm kỹ hơn nữa thì sau khi đào hà thủ ô đỏ về, rửa sạch, cạo vỏ, cắt lát. Đậu đen đãi sạch. Cho đậu đen và hà thủ ô đã sơ chế vào chõ. Cứ một lượt hà thủ ô đỏ thì  rải một lượt đậu đen lên, cứ thế cho đến hết. Bắc chõ lên bếp đồ cho chín nhừ đậu đen là được. Lúc này bỏ đậu đen đi, chỉ lấy hà thủ ô. Rải hà thủ ô đỏ ra nong nia hoặc mặt bằng sạch để phơi khô, cứ khô rồi lại đồ; làm đi làm lại như vậy 9 lần. Cuối cùng, bảo quản hà thủ ô để dùng dần. Có thể tán bột hoặc sắc uống thay nước mỗi lần vài lát.

3. Bổ khí huyết với hà thủ ô đỏ kết hợp với vừng đen

 
Hà thủ ô đỏ kết hợp với vừng đen (mè đen)

  • Các lương y cũng thường loại bỏ độc tố ở Hà thủ ô bằng cách bào chế dưới dạng kết hợp với vừng đen: Ở dạng bào chế này, Hà thủ ô đỏ và vừng đen được kết hợp theo tỉ lệ 10:1 (10kg hà thủ ô đỏ 1kg vừng đen).
  • Vừng đen sau khi được rang chín, tỏa mùi thơm đặc trưng thì hạ thổ (trải xuống nền gạch lau thật sạch hoặc dưới đất có trải lá chuối). Sau đó để nguội tự nhiên. Sau 1 đêm giã hoặc tán mịn.
  • Hà thủ ô sau khi đồ với đậu đen 9 lần như cách ở trên thì tán mịn.
  • Trộn đều hai loại bột với nhau là có thể dùng được. Có thể cho thêm mật ong thành hỗn hợp nhão để viên thành viên hoàn dùng dần.

Cách chế biến Hà thủ ô đỏ nếu không được chú ý kĩ lưỡng sẽ còn tính độc trong Hà thủ ô, dùng ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể. 

Vì vậy mà từ lâu Hà Thủ Ô đỏ được xem như là một thần dược giúp bổ gan, bổ máu, ích tinh tủy, hòa khí huyết giúp làm đen râu tóc, dưỡng tóc dày dặn, bóng khỏe.

Hi vọng với một vài thông tin chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn trong việc tìm hiểu về hà thủ ô và tác dụng bổ khí huyết. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 1900 7036 để được tư vấn và giải đáp.







    Chia sẻ với bạn bè

    270,000₫
    320,000₫
    -16%
    595,000₫
    1,200,000₫
    -51%

    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

    Bình luận:

    Đoàn Ngân

    Tôi muốn được tư vấn


    Ý KIẾN CỦA BẠN

    Back top