Những lưu ý khi sử dụng cam thảo bắc

Cam thảo bắc được biết đến là vị thuốc nhiều dược tính. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách thảo dược này sẽ gây hại không nhỏ đến sức khỏe. Những lưu ý khi dùng cam thảo bắc dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn khi sử dụng vị thuốc này.

Tìm hiểu sơ lược về cam thảo

Cam thảo có nghĩa là Cỏ có vị ngọt vì Cam là ngọt, thảo là cỏ. Dựa vào hình dáng, phân bố và dược tính mà người ta phân Cam thảo thành 3 loại gồm:

  • Cam thảo bắc
  • Cam thảo đất
  • Cam thảo dây

Trong 3 loại trên thì Cam thảo dây và Cam thảo đất được gọi chung là Cam thảo nam, có tác dụng và dược tính khác biết so với Cam thảo bắc. Đông y thường sử dụng Cam thảo bắc để làm thuốc bởi Cam thảo bắc là 1 trong 10 loại dược liệu được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc Đông y nhờ tác dụng giải độc và điều hòa các vị thuốc theo ý muốn của thầy thuốc.


Ảnh cây cam thảo

Cam thảo bắc phân bố ở nhiều nơi trên thế giới như: Trung Quốc, Mông Cổ, Nga và một số nước Tây âu và được thu hoạch chủ yếu vào cuối mùa thu, khi cây đã tàn lụi. Các bộ phận được sử dụng làm dược liệu gồm: Thân rễ và rễ cây.

Cam thảo bắc được bào chế thành hai dạng đó là: Sinh cam thảo và Trích cam thảo. Trong đó Sinh cam thảo hay còn gọi là Cam thảo sống, được chế biến bằng cách lấy rễ Cam thảo bắc phun nước cho mềm rồi thái lát, phơi hoặc sấy khô. Chích cam thảo là Cam thảo tẩm mật. Dùng 1kg Cam thảo bắc thái lát tẩm với 200g mật pha thêm 200ml nước đun sôi, sau đó đem sao vàng.

Có thể bạn quan tâm:

Thành phần hóa học và dược tính của Cam thảo bắc

Theo Đông y, Cam thảo bắc có vị ngọt, tính bình, không độc, sau khi sao tẩm với mật thì có tính ấm. Cam thảo bắc có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, bổ khí, chống suy nhược cơ thể, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, tâm khí hư mạch kết, mạch đại, ho suyễn, đau cấp hoãn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc, thức ăn, điều hòa tính vị và tác dụng của thuốc.


Cam thảo bắc có vị ngọt, tính bình

Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong Cam thảo bắc có chứa các nhóm hợp chất Saponin, trong đó acid glycyrrhizic là chất quan trọng nhất vì có tác dụng giải độc rất mạnh. Các flavonoid là nhóm hợp chất quan trọng thứ 2 trong rễ Cam thảo bắc với hàm lượng 3-4%. Thành phần flavonoid của cao chiết Cam thảo bắc cũng có tác dụng kháng vi khuẩn H.pylori, loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày trên thực nghiệm. Các flavonoid có trong Cam thảo bắc còn có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa vữa xơ động mạch, giảm tích lũy mỡ bụng, kháng khuẩn và hạ đường huyết. Ngoài ra trong rễ Cam thảo bắc còn có 20-25% tinh bột, 3-10% glucose và saccharose. Toàn bộ các chất chiết được bằng nước có thể tới 40%.

Lưu ý khi sử dụng Cam thảo bắc

Cam thảo bắc là vị thuốc thông dụng, được sử dụng nhiều nhờ có nhiều tác dụng quý. Tuy nhiên, khi sử dụng Cam thảo bắc cần lưu ý một số vấn đề sau:


Dù có nhiều tác dụng nhưng nếu dùng cam thảo không đúng liều lượng sẽ gây hại cho sức khỏe

-Sử dụng Cam thảo bắc với liều 100g dịch chiết có thể gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu, gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim, bởi vậy không thích hợp với người bị cao huyết áp hoặc huyết áp không ổn định.

- Những người bị viêm thận cấp tính, xơ gan đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng Cam thảo bắc bởi có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

- Không dùng chung cam thảo với các vị thuốc đại kích, cam toai, nguyên hoa hoặc các nhóm thuốc: Corticosteroid, thuốc chứa Digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid.

Tác dụng điều hòa vị thuốc của Cam thảo bắc trong bài thuốc trị tóc bạc sớm

Cam thảo bắc được dùng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y bởi Cam thảo bắc có tác dụng điều hòa tính vị của các vị thuốc khác trong bài thuốc, muốn thanh hỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Ví dụ: dùng với Hoàng liên thì làm cho thuốc bớt đắng hàn. Trong bài Tam ảo thang, Cam thảo ngoài tác dụng chỉ khái hóa đờm còn có tác dụng làm bớt vị cay của Ma hoàng, vị đắng của Hạnh nhân. Dùng Cam thảo trong các bài thuốc bổ khí để tăng thêm tác dụng bổ khí như trong bài Tứ quân, Bổ trung ích khí. Trong bài Điều vị thừa khí thang, Cam thảo có tác dụng làm giảm tác dụng xổ mạnh của Đại hoàng, Mang tiêu.v..v.. hoặc Cam thảo dùng với Bán hạ, Cam thảo dùng với Tế tân cũng chủ yếu làm giảm bớt vị cay tê của các vị thuốc kia. Ngoài ra vị Cam thảo ngọt nên thường dùng trong nhi khoa để cho thuốc dễ uống.


Cam thảo bắc hỗ trợ các vị thuốc làm tăng hiệu quả sử dụng

Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn trong việc sử dụng cam thảo bắc làm chậm quá trình tóc bạc sớm. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 1900 7036





Chia sẻ với bạn bè

270,000₫
320,000₫
-16%
595,000₫
1,200,000₫
-51%

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Ý KIẾN CỦA BẠN

Back top